Khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, các mạch máu trên da co lại, hướng máu đến các cơ quan nội tạng quan trọng. Kết quả của hiện tượng này là tăng huyết áp.
Đồng thời, thận có chức năng lọc các chất cặn bã trong máu và đào thải ra ngoài bằng nước tiểu. Cả hai quả thận lọc khoảng nửa cốc máu mỗi phút, tương đương khoảng 170 lít máu mỗi ngày.
Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường và Tiêu hóa và Bệnh thận (NIDDK), khoảng 1 đến 2 lít nước tiểu loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể mỗi ngày.
Khi thời tiết lạnh làm tăng huyết áp, máu được bơm đi khắp cơ thể nhanh hơn và thận phải lọc nhiều máu hơn bình thường. Theo MSN, chúng ta đi tiểu thường xuyên hơn là do hiện tượng này.
Đừng nhịn tiểu trong thời gian dài, vì điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu. Đi tiểu nhiều khi trời lạnh là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng đó cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng hạ thân nhiệt.
Đó là một tình huống nguy hiểm khi nhiệt độ cơ thể giảm nhanh chóng khi bên ngoài trời lạnh nhưng cơ thể không thể tạo ra đủ nhiệt để giữ ấm.
Các triệu chứng thường là run, nói lắp, thở nông và mạch yếu. Theo Mayo Clinic, tổ chức y tế phi lợi nhuận hàng đầu của Mỹ, trong những trường hợp như vậy, bệnh nhân cần được ủ ấm, đưa đến nơi khô ráo ngay lập tức và điều trị khi cần thiết.