Núi Bà Đen ở tỉnh Tây Ninh là ngọn núi cao nhất và quen thuộc với các Phượt thủ miền Nam. Với vị trí cách Sài Gòn khoảng 100km và độ cao chỉ trên 900m, cuối tuần luôn đông đảo các bạn trẻ đến leo núi Bà Đen và khách hành hương.
Núi Bà Đen có hình dạng như một chiếc nón úp xuống, do đó đường leo lên đỉnh núi Bà Đen gần như là lên dốc và không có nhiều đoạn bằng hay xuống dốc.
Vé vào cổng tham quan Núi Bà Đen
Người lớn: 16.000đ/khách
Trẻ em từ 1m – 1,4m; Người già trên 60 tuổi; Người khuyết tật nặng: 8.000đ/trẻ em.
Trẻ em dưới 1m: miễn phí.
Leo núi Bà Đen có những đường nào
– Leo núi Bà Đen theo đường chùa: đi vào cổng khu du lịch, lên chùa rồi theo lối mòn lên đỉnh, đường này nhiều rác nhất.
– Leo núi Bà Đen đường cột điện: đi men theo cột điện từ chân núi lên đỉnh, trạm thông tin của bộ đội. Đây là đường leo núi dễ nhất và cũng khá mát mẻ do đi đa phần trong rừng có cây cối.
– Đường ống nước
– Đường Ma Thiên Lãnh
– Đường Đá Trắng.
Mỗi đường sẽ có độ khó khác nhau, thời gian khác nhau, do đó nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, thì nên chọn đường Chùa hoặc Cột Điện đây là 2 con đường phổ biến nhất đển leo lên đỉnh núi Bà Đen.
Hiện nay đi lên đỉnh núi Bà Đen đã có khu du lịch và cáp treo lên thẳng đỉnh núi, với khách du lịch thông thường, khách hành hương thì đây có thể là niềm vui.
Theo đó, giá vé cáp treo khứ hồi lên đỉnh núi Bà Đen và Chùa Hang áp dụng cho người lớn và trẻ em cao 1,4m giảm từ 200.000 đồng xuống 150.000 đồng, trẻ em cao từ 1m-1,4m giảm từ 100.000 đồng xuống 80.000 đồng. Giá vé cáp treo khứ hồi lên Chùa Bà áp dụng cho người lớn và trẻ em cao từ 1,4m giảm từ 200.000 đồng xuống 130.000 đồng, trẻ em cao từ 1m-1,4m giảm từ 100.000 đồng xuống 60.000 đồng.
Tuy nhiên, theo Sun World Ba Den Mountain giá vé này không áp dụng đối với vé VIP hoặc vé một chiều. Theo đó, khách hàng chỉ cần xuất trình giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công nhân hoặc giấy phép lái xe hoặc hộ chiếu khi mua vé đều được hưởng ưu đãi. Đây cũng là chương trình giảm giá đặc biệt được triển khai nhằm tri ân người dân Tây Ninh.
Hệ thống cáp treo lên đỉnh Núi Bà Đen thuộc khu du lịch Sun World Ba Den Mountain đã chính thức khai trường từ 18.1.2020. Tuyến cáp treo giúp du khách rút ngắn hành trình chinh phục đỉnh núi Bà Đen, nóc nhà Đông Nam Bộ với độ cao 986m từ 4 giờ leo núi hiểm trở xuống còn 8 phút.

Đi đường nào để đến Núi Bà Đen
Sài Gòn chạy dọc quốc lộ 22 về hướng Củ Chi, rẽ qua tỉnh lộ 782 rồi 784, đến đường Bời Lời thì rẽ trái trước khi vào cổng khu du lịch Núi Bà Đen.
Điểm check-in sống ảo khi leo Núi Bà Đen?
Trong toàn bộ quá trình leo núi Bà Đen, bạn sẽ được ngắm nhìn khung cảnh cây cối núi rừng hoang sơ rất đẹp, đủ để có những bức ảnh đáng nhớ. Có 2 địa điểm bạn nên check-in khi đã tới đây:
Mỏm đá đỉnh núi: Đây là điểm check-in mà gần như bất kì ai leo núi Bà Đen cũng phải chụp một lần. Ngoài view nhìn xuống những cánh đồng lúa xanh ngát, nơi đây còn là vị trí “săn mây” sống ảo đẹp tuyệt vời!
Hang đá: Trong quá trình leo núi, bạn có thể sẽ trú chân trong một vài hang đá. Chúng đặc biệt hữu dụng nếu chẳng may trời mưa. Húp mì sì sụp trong hang cùng với bạn bè là những phút giây khiến mình nhớ nhất trong chuyến hành trình “mòn chân mỏi gối” này.
Những điều cần chú ý khi leo núi Bà Đen
1. Sẵn sàng về tâm lý và thể lực
Trước khi leo núi Bà Đen khoảng một tháng, bạn hãy rèn luyện cơ thể bằng các bài tập sức bền như chạy bộ, nhảy cóc, kiễng chân…, tầm một giờ mỗi ngày. Bằng cách này, cơ thể sẽ quen dần với cường độ vận động cao, hạn chế chấn thương không đáng có (chuột rút, trẹo chân, đau cơ,…) trong hành trình.
Leo núi Bà Đen là hoạt động phượt giúp bạn phá vỡ giới hạn bản thân. Đường đi gian nan và bạn phải tự làm hầu như tất cả mọi thứ, từ việc mang vác balô, nấu nướng đến dựng lều cắm trại; đôi khi còn phải đối diện với lũ côn trùng hay cỏ gai rắc rối. Đường đi tuy chẳng ngập tràn hoa hồng nhưng chắc chắn sẽ là trải nghiệm cực kỳ đáng nhớ.
2. Chuẩn bị trước đồ ăn, nước uống và thuốc
Hãy mang theo đồ ăn khô để chống đói trong suốt chuyến đi. Mì gói, xúc xích, trứng luộc, bánh kẹo… miễn là nhẹ và no là có thể “triển” hết. Về phần nước thì bạn nên mang theo ít nhất hai lít nước; nếu có ở lại qua đêm thì cần tầm ba đến bốn lít nước. Nếu tự tin về thể lực thì bạn có thể mang theo đồ ăn và dụng cụ để tổ chức tiệc nướng BBQ lúc cắm trại. Trải nghiệm này rất là “chill” luôn đó.
Ngoài thuốc cảm, thuốc giảm đau, thuốc tiêu hoá, đồ sơ cứu,… thuốc chống muỗi dạng xịt cũng là “người bạn đường” hữu ích, giúp bạn tạm thời tránh khỏi sự đe doạ của đội quân muỗi hầu như lúc nào cũng đói.
3. Có một đôi giày tốt
Bạn nên dùng loại giày thể thao chuyên dụng cho trekking, có phần đế gai dễ bám trụ trên dốc đá. Đừng quên một đôi vớ thật dày nữa nhé.
4. Chọn trang phục phù hợp
Ưu tiên quần áo làm từ chất liệu mỏng, nhẹ, thấm hút mồ hôi. Nên mang thêm áo khoác và một bộ quần áo nữa để thay nếu đi vào ban đêm. Mang theo giấy tờ tuỳ thân, áo mưa, đèn pin, pin sạc dựng phòng, lều bạt, túi ngủ, giấy vệ sinh… sao cho phù hợp nhất với lịch trình.
5. Nên leo Núi Bà Đen khi nào?
Như đã nói ở trên, tuỳ theo cung đường mà thời gian leo núi Bà Đen sẽ dao động từ nửa ngày đến tận hai ngày. Bạn nên chọn giờ khởi hành vào tờ mờ sáng (nếu muốn đi về trong ngày) và chiều tối (nếu muốn cắm trại qua đêm để săn mây). Tránh đi vào ban trưa vì thời tiết nắng gắt cộng với tình trạng sốc độ cao rất nguy hiểm.
Bên cạnh các tháng cao điểm mưa bão, bạn nên hạn chế đi leo núi vào tháng 1 và tháng 2 âm lịch, vì đó là lúc diễn ra hội xuân núi Bà nên du khách rất đông đúc, khó có thể thư thả tận hưởng chuyến đi. Đầu tháng năm âm lịch thì có lễ hội núi Bà, bạn cũng nên tránh thời điểm này nhé.
Nguồn: Tổng hợp